Phân bón cho hoa lan

Phân bón cho hoa lan là nhu cầu để cây phát triển. Chất dinh dưỡng phải hòa tan vào trong nước thì cây mới lấy được. Lan là nhóm đặc biệt, nhất là phong lan (rễ khí sinh) cần lấy chất dinh dưỡng từ từ với số lượng ít. Lan rừng lấy chất dinh dưỡng từ phân xác bã hoai mục chứa trên cây sống chung. Lan trồng ở nhà trong giá thể do con người cung cấp. Cần chú ý cẩn thận khi chăm sóc lan. Không phải giá thể nào cũng phù hợp với cây lan.

Sự thiếu các yếu tố cần thiết cho lan sẽ làm cây chậm phát triển. Tuy nhiên nếu các nguyên tố khoáng có nồng độ quá cao sẽ gây ngộ độc cho lan.

Ai trong chúng ta khi trồng lan đều mong muốn ra hoa. Cây lan có thể sống được trong điều kiện không thuận lợi. Tuy nhiên để ra hoa thì cây lan phải phát triển tốt và gặp điều kiện thuận lợi. Nước, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, chất điều hòa sinh trưởng, giá thể ... có ảnh hưởng rất lớn đến cây lan. Trong đó nước có vai trò quyết định đến sự thành bại của vườn lan.

Cha ông ta có câu : Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Phân bón rễ

Phân bón rễ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của hoa lan. Hoa lan hấp thu phân ở dạng lỏng và được tưới xa gốc với nồng độ loãng. Việc dùng phân túi lọc đặt xa gốc giúp hoa lan phát triển tốt. Khi tưới nước hàng ngày. Phân  trong túi lọc tan ra làm hoa lan hấp thu từ từ giúp cây phát triển. Đăc tính của rễ cây là hút chắt dinh dưỡng ở phần ngọn. Khi để xa gốc cây sẽ hấp thu nhanh chóng.



Phân bón rễ
Phân bón rễ


Phân đạm (N) :

Giúp cho cây tăng trưởng nhanh như cây con và cây sau khi ra hoa, hay cây sau mùa nghĩ. N giúp cây phát triển lá, tăng trưởng tốt. Khi tưới nhiều đạm, trong giai đoạn đầu cây có lá to, màu xanh đậm. Cây cao lớn nhưng mềm yếu. Cây có sức đề kháng yếu, dễ bị bệnh. dễ bị gãy ngọn và ít ra hoa. Để cây ra hoa lại. Cần tăng P và K.

Khi cây thiếu N lá vàng và nhỏ. Cây èo uột và cằn cỗi. Cây ra hoa sớm và nhỏ. Sau đó cây lại càng còi cọc.

Phân lân (P) :

Giúp cây nảy chồi nhanh, thúc ra hoa nhanh. Khi dư Lân sẽ làm cây mập, lá dày. Thiếu Lân cây sẽ còi cọc kém phát triển. Phân lân giũ vai trò quan trọng trong việc hô hấp và quang hợp của cây cỏ. Giúp cây đâm chồi mạnh và rễ nhiều.  Khi lân quá cao sẽ kích thích cây ra hoa sớm làm cho cây chưa phát triển đến cùng đã già trước tuổi. Lá sẽ ngắn và cây cứng khác thường. Để xử lý cần tăng N lên.

Thiếu P cây nhỏ, cằn cỗi và kém phát triển, sức đề kháng kém. Ít rễ, 

Phân Kali (K)

Khi cây bị còi cọc, suy nhược. Cần thúc cây mau ra rễ, ra lá và hoa. Kali có tác dụng giúp lan cứng cáp, tăng trưởng nhanh. Nếu dư Kali cây sẽ phát triển chậm, vàng úa. Kali giúp sự vận chuyển nước.và các chất dinh dưỡng trong cây. Giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cây trong thời kỳ nghĩ. K cũng giúp cây cứng cáp, ra hoa nhiều và màu sắc hoa đẹp. Khi dư K cây bị cằn cỗi khác thường, chậm phát triển.

Nguyên tố đa lượng : C, H,O, N, P, K.

Nguyên tố trung lượng : S, Mg, Ca

Nguyên tố vi lượng : Fe, Zn, Mn, B, Cu, Mo, Cl, Ni.

  • Mg : Nguyên tố vi lượng này giúp tạo diệp lục cho lan. Giúp lan mau phát triển,
  • Fe : Nguyên tố vi lượng này giúp lan có khả năng quang hợp tốt, tạo màu xanh cho lá và hoa sẽ có sắc màu đẹp hơn. Khi nắng nhiều thì cây quang hợp nhiều nên cần nhiều sắt. Cần tăng cường sắt vào mùa hè. Khi tưới nhiều sắt thì đỉnh ngọn cây mập, hoa có màu sắt đẹp.  Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều sắt trong cùng một lúc sẽ làm đầu  rễ mới biến thành màu nâu và hỏng.  Khi thiếu sắt lá sẽ bị bạc màu đi làm cho sự quang hợp chậm lại. Rễ ngừng phát triển nên không hút được nhiều dưỡng chất. 
  • Ca : Giúp cây hấp thu nhiều đạm.
  • Cu : Làm tăng diệp lục cho lan. Giúp cây xanh tươi.
  • Nước dừa : Chứa muối khoáng, glucid, lipid, protid, nhiều sinh tố nhất là B1 và B6, kích thích tố AIA và nhiều chất khác. Dùng nước dừa bón cho hoa lan rất tốt.

Trước khi tưới phân ta nên tưới nước cho cây lan. Sau đó quay lại tưới phân cho vừa ướt cả chậu và bộ rể mà không để phân chảy xuống đất như chảy nước. Để tránh lãng phí phân. Điều này có thể làm tiết kiệm được 1/2 lượng phân cần dùng. Điều chú ý là cơ chế hút nước và hút phân của cây khác nhau nên không hề ảnh hưởng đến việc hấp thụ phân cho cây khi tưới nước trước.

Cần cân đối giữa bón phân hữu cơ và vô cơ.

Phân hữu cơ khi bón trực tiếp vào chậu thì lúc đầu tăng trưởng rất tốt nhưng về sau rễ lan bị hư thối. Điều này do sự phân rã của phân làm rễ không thông thoáng và tích tụ vi khuẩn. Khi bón phân hữu cơ cần ngâm nước cho tan và chỉ bón nước phân cho lan thôi. Cần tưới vào buổi sáng lúc có nắng để ánh sáng mặt trời giúp hạn chế nấm bệnh.

Có thể phun thuốc sau khi phun phân hữu cơ để phòng bệnh.

Cung cấp phân bón cho lan phải đúng mùa và đúng thời tiết để cây phát huy hiệu quả cao nhất. Không phải lúc nào rảnh thì mang phân ra bón cho lan. Cây phát triển mạnh vào mùa hè và mùa xuân. Lúc này cần bón nhiều phân. Vào mùa thu giảm số lượng phân bón cho phù hợp do cây phát triển chậm hơn. Mùa đông thì không cần bón phân.

Chất điều hòa sinh trưởng thực vật 

Chất điều hòa sinh trưởng thực vật là một chất hữu cơ cần thiết cho quá trình phát triển của thực vật. Chúng hoạt động với một lương rất nhỏ và ảnh hưởng lên quá trình phát triển của cây. Đây là chất cần thiết nhưng không phải là chất dinh dưỡng.

Hiện nay có 5 nhóm chính : Auxin, Giberelin, Cytokinin, Acid Abcisic, Ethylen.

Auxin : Tác dụng nên sự kéo dài tế bào ở các mô còn non.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hoa mai

Thảo Cầm Viên

Món quà nhỏ giá trị tinh thần