Chăm sóc hoa mai sau Tết
Chăm sóc hoa mai sau Tết như thế nào là câu hỏi đặt ra cho người chơi hoa mai. Khi ta chăm sóc tốt thành quả năm sau là chậu hoa mai khoe sắc mang lại niềm vui cho người trồng.
Bài viết này được viết trong một năm kèm theo hình ảnh minh họa 2 cây mai ghép và trồng từ hạt theo từng tháng trong điều kiện nhà bạn ở thành phố và trồng trong chậu để bạn đọc dễ theo dõi.
Mỗi tháng bạn nên quay lại bài viết một lần để kiểm tra cây của bạn và quy trình chăm sóc theo tháng.
Chúng ta cùng bắt đầu nhé.
Tháng 1
Cây mai sau khi nở hoa ngày Tết nên cây rất yếu do mất nhiều Kali và Lân trong quá trình tạo hoa. Mặt khác, một số cây để trong nhà nên thiếu nắng dành cho quang hợp. Đầu tiên cần đưa chậu mai ra ánh sáng dần dần. Không nên đôt ngột khi đưa thẳng ra ngoài môi trường nắng gay gắt.
Nhà vườn thường nhân lại mai vào mồng 10 Têt để tránh cây bị suy sẽ khó cho chăm sóc.
Lúc này cần bón Kali lại cho cây. Kali ngoài chức năng cung cấp lượng Kali bị thiếu hụt do cây tạo hoa. Kali còn giúp cho cây dê hấp thu đạm hơn.
Tiếp theo là bón phân kích rễ nên phối hợp tốt giữa phân vô cơ và phân hữu cơ. Phân hữu cơ có B1 tìm thấy trong nước vo gạo đã lên men. Việc kích rễ cho cây mai có thể dùng nước gừng đã lên men cũng đạt hiệu quả cao.
Cân cắt tỉa các nhánh mai để cây mai đâm chồi mới cho nhiều hoa hơn vào năm sau. Bạn nên loai bỏ các hoa mang hạt để cây khỏi mất sức. Có thể tạo dáng cây thông cho cây mai.
Vệ sinh cho cây mai
Dùng bàn chải đánh răng chà lên thân cây để loại bỏ các nấm mốc. Khi chà như vậy , bạn có thể phát hiện ra lỗ sâu đục thân. Khi phát hiện bạn nên dùng thuốc trừ sâu nội hấp để thuốc ngấm từ rễ lên các cành của cây và tiêu diệt sâu đục thân.
![]() |
Cây mai 12 cánh tháng 1 |
Cải tạo đất cho cây mai
Việc cải tạo đất cho cây mai rất quan trọng. Đất trồng trong chậu sau 1 năm thì chất dinh dưỡng đã thay đổi. Bạn có thể thay đất mới.
- Ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể cắt tỉa rễ hỏng, và sửa bộ rễ theo ý muốn.
- Nhược điểm của phương pháp này là cây sẽ bị mất sức so với không thay chậu. Khi mới cắt tỉa rễ. Bạn không nên bón phân vì rễ cây hút phân bón chủ yếu ở phần đầu rễ. Ta đã cắt đi phần ngọn nên rễ cây hút phân ít mà ta lại bón phân sẽ gây hư hỏng bộ rễ.
Nếu bạn không thay chậu thì bạn có thể cải tạo đất bằng phân trùn quế hay sinh khối trùn quế. Sinh khối trùn quế là hỗn hợp trùn quế, phân trùn quế và trứng trùn quế. Khi trùn sinh sống trong chậu mai thì chất thải của trùn cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đặc biệt khi trùn di chuyển tạo độ thoáng cho đất trồng.
Nhược điểm của dùng trùn quế là khi bón phân bạn không sử dụng các chất có thể làm chết trùn như vôi bột, thuốc trừ sâu tưới vào đất. v.v...
Theo kinh nghiệm của một số người trồng cây. Khi dùng que xới nhẹ lớp đất mặt của chậu mai mà thấy có trùn sinh sống. Cây sẽ phát triển rất tốt.
Tưới nước cho cây mai
Thời điểm tốt nhất để tưới cho cây mai là khoảng từ 9 g sáng đến 10 g sáng. Lúc này hơi sương trong đêm đã tan dần. Cây cần nước để sẵn sàng chống chọi vói cái nắng buổi trưa. Ngoài ra khi nắng chiều đã tắt thì tưới nước cũng được áp dụng.
B1 bón cho hoa mai lúc này là :
Ra rễ cực mạnh, tạo bộ rễ tốt với nhiều rễ mập mạp, hút nhiều dưỡng chất. Nảy nhiều chồi, chồi mập mạnh. Bộ lá xanh tốt, quang hợp mạnh.Tích lũy nhiều dinh dưỡng để hình thành mầm hoa. Có phát hoa dài, trên đó có nhiều hoa to. Màu sắc đẹp sặc sỡ, lâu tàn. Sung sức, tăng khả năng chống lại sâu bệnh.
Cách dùng :
Pha 20 ml cho bình xịt 15 lít nước. Phun đều mặt trên và mặt dưới lá, phun cả vào giá thể. Phun định kỳ 5-7 ngày/lần.
Thành phần :
- N- P2O5-K2O :200-200-150 (g/l),
- Fe : 400 mg/l.
- Mn : 450 mg/l.
- Zn : 350 mg/l
- Cu : 300 mg/l.
- B : 200 mg/l.
- Mg : 200 mg/l
- Ca : 200 mg/l.
- Mo : 10 mg/l
- Co : 5 mg/l
- Vitamin B1 : 2.500 ppm.
- pH :6-7
Lưu ý : Phun vào sáng sớm hay chiều mát. Lắc đều trước khi dùng.Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Có thể pha chung với thuốc trừ sâu. Không để lẫn với thực phẩm và thức ăn gia súc.
Tháng 2
Sau 1 tháng cắt tỉa nhánh và kích thích cho ra rễ. Cây mai đã bắt đầu đâm tược. Các chồi non lúc này dễ tổn thương do bọ trĩ và các loại sâu tấn công.
Do trồng trong nhà nên dùng thuốc trừ sâu dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹo để diệt bọ trĩ đơn giản, an toàn và rất tiết kiệm là bạn dùng nước rửa chén pha loãng vào bình xịt lên cây. Chú ý là xịt cả dưới mặt lá cây mai vì rệp bông, bọ trĩ thường núp ở mặt dưới của lá.
Trong thời gian này thời tiết ở Thành phố Hồ Chí Minh có nắng nóng. Bạn có thể bón thêm phân hữu cơ mà không sợ tạo điều kiện cho nắm mốc và sâu bệnh phát triển.
Lúc này khí hậu vẫn còn nóng. Cây mai cần cung cấp nhiều đạm. Bạn vẫn tiếp tục kích thích cho ra rễ mới.
Có thể phối hợp đạm hữu cơ có trong phân cá, phân bánh dầu. Hay dùng phân hóa học 30-10-10.
Tháng 4, 5, 6
Tháng này bắt đầu mùa mưa. Cây mai phát triển mạnh. Quan sát thấy cây mai có nhiều chồi non nhú lên. Cây càn nhiều dinh dưỡng để phát triển. Bạn nên tăng cường phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ để cây phát triển cân đối.
Các bạn trồng mai ở nhà có thể dùng GE đây là tên gọi của sản phẩm do bạn xay nhuyễn và ngâm trong môi trường yếm khí các loại vỏ chuối, bả đậu nành, vỏ thơm, v.v... sau thời gian lên men ba tháng. Nông độ khoảng một đến hai ml cho một lít nước pha loãng. Bạn có thể tưới lên gốc cây hay trên lá mai đều được.
Điều quan trọng trong thời điểm này là sâu bệnh. Cần phun thuốc trừ sâu phòng bệnh trước khi cây bênh. Có thể dùng nước vôi trong pha loãng phun lên cây để phòng bênh.
Tỉa bớt các nhánh bị hỏng và chỉnh sửa thế cho cây mai.
![]() |
Cây mai 5 cánh tháng 6 |
![]() |
Cây mai 12 cánh tháng 6 |
Tháng 7
Thời tiết trong thòi gian này thường mưa vào buổi chiều. Kiểm tra thường xuyên thân cây có bị nấm không ? Quan sát các lỗ thoát nước ở đáy chậu có thoát nước tốt không ?
Lúc này bạn nên bón thêm các nguyên tố vi lượng như Cu, Fe để cây khỏe mạnh. Đặc biệt bạn có thể bón thêm K giúp cho cây hấp thu đạm tốt hơn nữa thông qua nước mưa.
![]() |
Cây mai 5 cánh tháng 7 |
![]() |
Cây mai 12 cánh tháng 7 |
Tháng 8 và 9
Lúc này thời tiết có nhiều mưa. Cây cần phân bón để bung chồi chuẩn bị mùa hoa năm tới. Có thể bón thêm Mg để cây bung chồi mạnh. Kết bón phân hữu cơ và vô cơ với hàm lượng N, P, K cân đối giúp cây tăng sức đề kháng.
![]() |
Cây mai vàng 12 cánh tháng 9 |
![]() |
Cây mai vàng 5 cánh tháng thứ 9 |
Trong thời gian này cây bắt đầu nhú nụ. Bạn nên phun thuốc trừ sâu để bảo vệ nụ hoa khỏi sâu và nấm bệnh.
Có nhiều loại thuốc sử dụng cho cây mai. Tuy nhiên mình dùng nước rửa chén pha với dầu ăn tỷ lệ 1 : 1. Dung dịch này vừa ngăn ngừa sâu và bướm ngoài ra cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây mai. Giúp lá mai thêm xanh mà ít ảnh hưởng đến sức khỏe người trồng cây.
Nhận xét
Đăng nhận xét