Hoa phong lan

Hoa phong lan cần che nắng để cây phát triển tốt. Trước đây chưa có lưới che nên người ta thường chẻ nẹp tre để làm phên che nắng mưa cho hoa lan.

Ngày ngay với công nghệ phát triển và giá cả vật tư cũng không quá cao. Người ta dùng lưới che cho lan. Tùy theo muốn có độ sáng bao nhiêu thì mua lưới màu xanh hay đen với độ dày mỏng khác nhau. Lưới đen hấp thu nhiệt làm cho vườn lan nóng hơn. Tuy nhiên chúng không cản trở sự quang hợp của cây xanh. 

Độ sáng cho hoa lan

Tùy theo mỗi loại hoa mà nhu cầu ánh sáng khác nhau :

  • Vanda lá tròn, Bò cạp chịu được mức độ sáng 100 %.
  • Dendrobium, Vanda lá dẹp chịu được 70 % mức độ sáng (500 KCal/m2/giờ).
  • Cattleya chịu được 50 % mức độ sáng (400 KCal/m2/giờ).
  • Hồ điệp chịu được 30 % mức độ sáng (200 KCal/m2/giờ)
Ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lan : Độ ẩm, nhiệt độ và thông gió.

Hoa lan Dendro.

Thông thường cây trồng sau 2 năm là ra đầy chậu. Cần tách chiết trồng lại. Trước khi tách chiết cần ngâm chậu vào nước khoảng 15 phút. Lúc này rể mềm sẽ dễ gỡ ra khỏi thành chậu và giá thể. Cắt bỏ các rể bị hỏng. Khi trồng thấy rể ra mạnh mới bón phân. Nếu bón sớm rể sẽ bị thun lại.

Mùa nghĩ của hoa lan 


Trong thiên nhiên khi mùa khô đến. Hoa lan được nghĩ ngơi không đâm chồi nảy lộc nữa. Khi mùa mưa đến. Hoa lan đâm chồi nảy lộc và ra hoa. Nếu ta trồng lan taị nhà có áp dụng mùa nghĩ cho hoa lan không ? Vấn đề này còn nhiều tranh cãi. Có giống hoa lan người ta trồng không có mùa nghĩ mà hoa vẫn ra hoa thường xuyên ?

Bản thân mình suy nghĩ theo Thuận Thiên. Nếu có thể cho hoa lan có mùa nghĩ thì cây sẽ mạnh khỏe hơn vào mùa sau.

Khi mang lan rừng về trồng ở thành phố Hồ Chí Minh, phải cho lan nghĩ vào mùa nắng, không tưới nước 1 - 2 tháng để cây khô héo và rụng hết lá. Khi muốn ra hoa thì tưới nước, tưới phân. Cây lan sẽ nhanh chóng mọc chồi mới và phát triển mạnh mẽ. Sau 3 tháng lan sẽ ra hoa như ý muốn. Chú ý, cây lan nhỏ hay mới tách chiết không nên cho nghĩ. Vì cây còn nhỏ chưa yếu do chưa tích trữ đủ dưỡng chất.

Tại thành phố Hồ Chí Minh khí hậu có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Nên trồng lan ở các xứ nóng sẽ phát triển tốt hơn. Nếu đem lan từ xứ lạnh về trồng thì cây vẫn phát triển tốt nhưng không ra hoa vì không có đủ thời gian lạnh trong năm. 

Có thể nhận biết lan Cattleya ở xứ nóng  : Bắt đầu bằng chữ : LC , BC, BLC. Lan Cattleya ở xứ lạnh : Bắt đầu bằng chữ : SC, SLC.

Tưới nước cho hoa lan

Nhất nước, Nhì phân, tam cần, tứ giống.

Tưới nước cho hoa lan là vấn đề quan trọng.  Tưới nhiều nước hay ít quá thì cây lan cũng chết. Đặc điểm của cây lan là rể ở dạng nửa nổi nữa chìm do đó cần để bộ rễ của lan có thời gian khô nhất định giữa hai lần tưới nước.

Khi chất trồng không được khô giữa hai lần tưới thì rễ lan bị thiếu oxy và sự thông thoáng nên cây lan không phát triển tốt. Sau thời gian dài thì cần thay giá thể. Lúc này giá thể không còn khả năng giữ nước mặc dù ta tưới nước rất nhiều.

Khi tưới nước cho hoa lan nên phun sương nhẹ nhàng, tránh dùng vòi phun nước mạnh có thể làm tổn thương cây lan. Việc tưới nước có thể di chuyển qua lại đến 3 lần cho nước thấm đều toàn chậu. Nếu tưới nước ồ ạt thì nước chảy xuống đáy chậu và đi ra ngoài hết. Dù cho tưới nhiều nước nhưng nước không thấm vào chất trồng được.

Mẹo để biết ngày hôm đó đã tưới đủ nước chưa là lúc 5 giờ chiều dùng tay sờ dưới đáy chậu. Nếu thấy khô ráo là hôm đó tưới chưa đủ.Ngày hôm sau phải tăng lên. Nếu thấy ẩm ướt quá có nghĩa đã tưới dư nước. Hôm sau bớt lại. Tốt nhất là hơi khô một chút thôi. 

Vào mùa khô cần tưới nhiều nhưng một số loài lan lại rơi vào mùa nghĩ . Mùa nghĩ này giúp cho cây phát triển chồi hoa sau đó. Lúc này không nên tưới nước. Mùa nghĩ khi quan sát thấy cây lan rụng lá và rễ ngưng phát triển.

Phân bón cho hoa lan

Tùy theo giai đoạn phát triển của cây mà ta bón phân cho phù hợp. 

Phân bón cho hoa lan là nhu cầu để cây phát triển. Chất dinh dưỡng phải hòa tan vào trong nước thì cây mới lấy được. Lan là nhóm đặc biệt, nhất là phong lan (rễ khí sinh) cần lấy chất dinh dưỡng từ từ với số lượng ít. Lan rừng lấy chất dinh dưỡng từ phân xác bã hoai mục chứa trên cây sống chung. Lan trồng ở nhà trong giá thể do con người cung cấp. Cần chú ý cẩn thận khi chăm sóc lan. Không phải giá thể nào cũng phù hợp với cây lan.

Sự thiếu các yếu tố cần thiết cho lan sẽ làm cây chậm phát triển. Tuy nhiên nếu các nguyên tố khoáng có nồng độ quá cao sẽ gây ngộ độc cho lan.

Ai trong chúng ta khi trồng lan đều mong muốn ra hoa. Cây lan có thể sống được trong điều kiện không thuận lợi. Tuy nhiên để ra hoa thì cây lan phải phát triển tốt và gặp điều kiện thuận lợi. Nước, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, chất điều hòa sinh trưởng, giá thể ... có ảnh hưởng rất lớn đến cây lan. Trong đó nước có vai trò quyết định đến sự thành bại của vườn lan.

Cha ông ta có câu : Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Phân bón rễ

Phân bón rễ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của hoa lan. Hoa lan hấp thu phân ở dạng lỏng và được tưới xa gốc với nồng độ loãng. Việc dùng phân túi lọc đặt xa gốc giúp hoa lan phát triển tốt. Khi tưới nước hàng ngày. Phân  trong túi lọc tan ra làm hoa lan hấp thu từ từ giúp cây phát triển. Đăc tính của rễ cây là hút chắt dinh dưỡng ở phần ngọn. Khi để xa gốc cây sẽ hấp thu nhanh chóng.

Phân đạm (N) :

Giúp cho cây tăng trưởng nhanh như cây con và cây sau khi ra hoa, hay cây sau mùa nghĩ. N giúp cây phát triển lá, tăng trưởng tốt. Khi tưới nhiều đạm, trong giai đoạn đầu cây có lá to, màu xanh đậm. Cây cao lớn nhưng mềm yếu. Cây có sức đề kháng yếu, dễ bị bệnh. dễ bị gãy ngọn và ít ra hoa. Để cây ra hoa lại. Cần tăng P và K.

Khi cây thiếu N lá vàng và nhỏ. Cây èo uột và cằn cỗi. Cây ra hoa sớm và nhỏ. Sau đó cây lại càng còi cọc.

Cây lan con đang thời kỳ tăng trưởng nên tưới nhiều phân đạm. Kích thích ra chồi non, ra lá, ra rễ, làm cây phát triển nhanh. Khi tưới nhiều đạm quá làm cây lá xanh mướt, cây bị ngã rạp xuống, lá to nhưng yếu ớt, dễ bị sâu bệnh, . ....

Khi cây thiếu đạm,  cây lan lá nhỏ,  già cỗi và vàng lá....

Phân lân (P) :

Giúp cây nảy chồi nhanh, thúc ra hoa nhanh. Khi dư Lân sẽ làm cây mập, lá dày. Thiếu Lân cây sẽ còi cọc kém phát triển. Phân lân giũ vai trò quan trọng trong việc hô hấp và quang hợp của cây cỏ. Giúp cây đâm chồi mạnh và rễ nhiều.  Khi lân quá cao sẽ kích thích cây ra hoa sớm làm cho cây chưa phát triển đến cùng đã già trước tuổi. Lá sẽ ngắn và cây cứng khác thường. Để xử lý cần tăng N lên.

Thiếu P cây nhỏ, cằn cỗi và kém phát triển, sức đề kháng kém. Ít rễ, 

Phân lân giúp lan nảy mầm, ra rễ nhanh, kích thích ra hoa. 

Khi dư lân : Lá ngắn, dày và cứng, ra hoa sớm.

Khi thiếu lân : Cây lan không lớn, cằn cỗi, lá xanh đậm hay tím. rễ và chồi không phát triển.

Phân Kali (K)

Khi cây bị còi cọc, suy nhược. Cần thúc cây mau ra rễ, ra lá và hoa. Kali có tác dụng giúp lan cứng cáp, tăng trưởng nhanh. Nếu dư Kali cây sẽ phát triển chậm, vàng úa. Kali giúp sự vận chuyển nước.và các chất dinh dưỡng trong cây. Giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cây trong thời kỳ nghĩ. K cũng giúp cây cứng cáp, ra hoa nhiều và màu sắc hoa đẹp. Khi dư K cây bị cằn cỗi khác thường, chậm phát triển.

Khi cây thừa Kali : Lá vàng úa, đọt non không phát triển, khô héo. Cây cằn cỗi. Lúc này cần ngưng tưới Kali mà tăng cường đạm. 


Nguyên tố đa lượng : C, H,O, N, P, K.

Nguyên tố trung lượng : S, Mg, Ca

Nguyên tố vi lượng : Fe, Zn, Mn, B, Cu, Mo, Cl, Ni.

  • Mg : Nguyên tố vi lượng này giúp tạo diệp lục cho lan. Giúp lan mau phát triển, Giúp cây tạo diệp lục tố. Điều hòa sinh trưởng giúp cây phát triển cân đối. Khi dư Mg thì lá già xanh đậm nhưng đọt non bị khô héo, Khi thiếu Mg thì bộ rễ phát triển to mập nhưng thân và lá không cân đối. 
  • Fe : Nguyên tố vi lượng này giúp lan có khả năng quang hợp tốt, tạo màu xanh cho lá và hoa sẽ có sắc màu đẹp hơn. Khi nắng nhiều thì cây quang hợp nhiều nên cần nhiều sắt. Cần tăng cường sắt vào mùa hè. Khi tưới nhiều sắt thì đỉnh ngọn cây mập, hoa có màu sắt đẹp.  Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều sắt trong cùng một lúc sẽ làm đầu  rễ mới biến thành màu nâu và hỏng.  Khi thiếu sắt lá sẽ bị bạc màu đi làm cho sự quang hợp chậm lại. Rễ ngừng phát triển nên không hút được nhiều dưỡng chất. Giúp cây tạo diệp lục, giúp lá xanh. Thiếu sắt thì cây không thể hấp thu các chất dinh dưỡng.  Khi dư sắt thì các đầu rể bị đen và thối cả rễ. Cây không hấp thụ được phân.
  • Ca : Giúp cây hấp thu nhiều đạm. Là nguyên tố vi lượng giúp cây hấp thu nhiều đạm và phát triển nhanh.Khi dư Ca : Cây hấp thụ quá nhiều đạm, tàn lá rủ xuống, dễ bị gãy. Cây quá mập mạp. Khi thiếu Ca cây ít hấp thụ đạm, không phát triển rễ, lá nhỏ, Cây không đứng thẳng được.
  • Cu : Làm tăng diệp lục cho lan. Giúp cây xanh tươi.
  • Nước dừa : Chứa muối khoáng, glucid, lipid, protid, nhiều sinh tố nhất là B1 và B6, kích thích tố AIA và nhiều chất khác. Dùng nước dừa bón cho hoa lan rất tốt.

Trước khi tưới phân ta nên tưới nước cho cây lan. Sau đó quay lại tưới phân cho vừa ướt cả chậu và bộ rể mà không để phân chảy xuống đất như chảy nước. Để tránh lãng phí phân. Điều này có thể làm tiết kiệm được 1/2 lượng phân cần dùng. Điều chú ý là cơ chế hút nước và hút phân của cây khác nhau nên không hề ảnh hưởng đến việc hấp thụ phân cho cây khi tưới nước trước.

Chú ý các chất kích thích tố chỉ bón một lần cho lan là đủ. Không nên sử dụng liên tục. Vì khi tưới như vậy cây lan sẽ bị thun rễ lại và bị thối. Ngày mưa không nên tưới phân. Khi có nắng cây mới quang hợp được. Lúc này cây mới hấp thụ được phân.

Cần cân đối giữa bón phân hữu cơ và vô cơ.

Phân hữu cơ khi bón trực tiếp vào chậu thì lúc đầu tăng trưởng rất tốt nhưng về sau rễ lan bị hư thối. Điều này do sự phân rã của phân làm rễ không thông thoáng và tích tụ vi khuẩn. Khi bón phân hữu cơ cần ngâm nước cho tan và chỉ bón nước phân cho lan thôi. Cần tưới vào buổi sáng lúc có nắng để ánh sáng mặt trời giúp hạn chế nấm bệnh.

Có thể phun thuốc sau khi phun phân hữu cơ để phòng bệnh.

Cung cấp phân bón cho lan phải đúng mùa và đúng thời tiết để cây phát huy hiệu quả cao nhất. Không phải lúc nào rảnh thì mang phân ra bón cho lan. Cây phát triển mạnh vào mùa hè và mùa xuân. Lúc này cần bón nhiều phân. Vào mùa thu giảm số lượng phân bón cho phù hợp do cây phát triển chậm hơn. Mùa đông thì không cần bón phân.

Chất điều hòa sinh trưởng thực vật 

Chất điều hòa sinh trưởng thực vật là một chất hữu cơ cần thiết cho quá trình phát triển của thực vật. Chúng hoạt động với một lương rất nhỏ và ảnh hưởng lên quá trình phát triển của cây. Đây là chất cần thiết nhưng không phải là chất dinh dưỡng.

Hiện nay có 5 nhóm chính : Auxin, Giberelin, Cytokinin, Acid Abcisic, Ethylen.

Auxin : Tác dụng nên sự kéo dài tế bào ở các mô còn non.

Các bộ phận hút phân của cây lan

Rễ : Là bộ phận chính hút phân qua các lỗ mao khổng của tế bào rễ. Tại rễ có nhiều lông hút và tập trung ở phần còn non của rễ. Để bộ rễ phát triển tốt thì giá thể phải thoáng, Khi xếp giá thể dày đặc, làm cho giá thể ẩm sinh khí H2S làm cho rễ bị thối không hấp thu được dưỡng chất.

Lá : Có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Nhiệm vụ của lá giúp cây quang hợp. Ánh sáng giúp tăng khả năng quang hợp của lá. Mở rộng các khí khổng để hút phân. 


Cách bón phân

Khi cây lan mới ra rể non thì khoan bón phân. Cần đợi ít ngày cho ra rễ mạnh. Lúc đó mới tưới phân. Rễ sẽ dễ dàng hút chất dinh dưỡng. Khi rễ còn non mà tưới phân sẽ làm hư rễ, cấy sẽ yếu một thời gian.

Thiếu phân cây sẽ còi cọc. Khó ra hoa. Khi dư phân thì thân cây sẽ nứt. Hay cây sẽ trở nên khác thường.

Trước khi tưới phân nên tưới nước sạch trước khoảng 15 phút. Sau đó tưới phân lên gốc. Khi tưới phân lên lá Cần xả nước lại sau 4- 5 g để tránh phân bón đọng trên lá gây thối nhũn lá.

Cần thay đổi luân phiên các loại phân bón vì mỗi loại phân khi tưới lâu ngày sẽ thiếu một vài chất gây cho cây lan suy dinh dưỡng. 

Phân hóa học giúp cây tiêu thụ nhanh nhưng mau hết tác dụng. Phân hữu cơ tác dụng chậm nhưng thời gian ảnh hưởng của phân lâu hơn.

Cường độ quang hợp tỷ lệ thuận với cường độ sáng nên những ngày nắng cây cần nhiều nước và muối khoáng để tạo ra các dưỡng chất hơn khi trời âm u. Vì vậy chỉ nên bón phân vào lúc trời nắng còn trời âm u không nên tưới phân vì cây tiêu thụ không hết sẽ tích tụ lại tạo điều kiện cho côn trùng, nấm mốc phá hoại cây.

Giá thể trồng lan

Hiện nay có nhiều giá thể rất tốt để trồng lan. Nếu bạn trồng để chơi ở nhà thì than củi ngâm khoảng 1 tháng rồi đập vụn trồng lan là được.

Một số chú ý về giá thể : Giá thể phải thông thoáng, không làm cho giá thể bị đặc nghẹt. Mùa nắng thì cho thêm dớn hay xơ dừa vào để tăng độ ẩm. Mùa mưa thì lấy dớn và xơ dừa ra để tránh ẩm quá gây nấm mốc.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hoa mai

Thảo Cầm Viên

Món quà nhỏ giá trị tinh thần